Theo Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ban hành ngày 27/09/2018 đã quy định chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Vậy chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Trình tự cấp chứng thư số chuyên dùng cho Chính phủ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
1. Chữ ký số Ban cơ yếu Chính phủ là gì?
Tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định rõ các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho chính phủ phải là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và nhà nước.
Ban cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật để cung cấp dịch vụ như:
- Chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và nhà nước;
- Tự cấp chứng chứng thư số cho mình;
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
Các dịch vụ chứng thực số chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ gồm:
- Tạo, phân phối các cặp khóa;
- Cấp và gia hạn chứng thư số;
- Thay đổi thông tin chứng thư số;
- Thu hồi chứng thư số;
- Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật;
- Công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số;
- Kiểm tra chứng thư số trực tuyến;
- Cấp dấu thời gian;
* Lưu ý: Nếu áp dụng chữ ký số với các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng và Nhà nước thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do ban cơ yếu Chính phủ cấp.
>>>> Xem thêm nhiều thông tin hữu ích:
- [Quan trọng] So sánh chữ ký số HSM và USB Token
- Chữ ký số doanh nghiệp là gì? Mục đích sử dụng chữ ký số doanh nghiệp
- Một doanh nghiệp được phép đăng ký bao nhiêu chữ ký số?
2. Trình tự và thủ tục cấp chứng thư số chuyên dùng cho Chính phủ
– Bước 1: Đề nghị cấp chứng thư số:
- Chứng thư số cho cá nhân:
=> Cá nhân phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Nghị định 130 này và gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Chứng thư số cho người có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
=> Những người thuộc nhóm trên phải có văn bản để nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Điều 61 của Nghị định này để gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức:
=> Thủ tục cần có là văn bản đề nghị cấp chứng thư số do người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Điều 61 của Nghị định này. Sau đó gửi đến cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm:
=> Người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp. Sau đó gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký số:
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, đảm bảo thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao.
– Bước 3: Bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, quản lý trực tiếp:
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan và tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Bước 4: Công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ công bố.
Trên đây là toàn bộ nhưng thông tin liên quan đến chứng thư số Ban Cơ yếu Chính phủ và các thủ tục, quy trình cấp loại chứng thư số này. Mong rằng những thông tin trên hữu ích và giúp anh chị kế toán nhiều hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mua chữ ký số uy tín vui lòng liên hệ EasyCA nhé.
Liên hệ EasyCA ngay để được tư vấn phần mềm chữ ký số mới nhất
EasyCA là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chữ ký số HSM và USB Token hàng đầu thị trường. Quý chủ doanh nghiệp và anh chị kế toán có nhu cầu nhận tư vấn thêm về các sản phẩm chữ ký số của EasyCA có thể liên hệ trực tiếp:
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Website: https://easyca.vn
Facebook: Chữ ký số EasyCA
Bài viết liên quan
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO: Tình Trạng Giả Mạo Chữ Ký Số EasyCA Thông Báo Khách Hàng Gia Hạn
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO: Tình trạng giả mạo chữ ký số EasyCA thông báo khách hàng gia hạn Kính gửi: Quý khách hàng, Thời...
Đọc tiếpNhững Điều Cần Biết Về Chữ Ký Số Từ Xa EasyCA Remote Signing
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc ký kết và quản lý tài liệu trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ...
Đọc tiếpÝ Kiến Của VCDC Về Nhận Định Của Hiệp Hội Ngân Hàng Về Chữ Ký Số Và Dịch Vụ Chứng Thực Chữ Ký Số Công Cộng
Chữ ký số công cộng đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2009 và trở thành giải pháp xác thực an toàn...
Đọc tiếp