Việc phải tạm dừng công việc khi gặp những vấn đề về sức khỏe là một việc không ai mong muốn để xảy ra, đặc biệt là với những người lao động. Vậy liệu có những quy định tính lương khi người lao động nghỉ ốm nào được áp dụng với trường hợp trên? Tất cả sẽ được Chữ ký số EasyCA giải đáp trong bài viết dưới đây
1. Nghỉ ốm thì tính lương như thế nào cho đúng luật?
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
- Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Ngoài ra, tại điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
>>>>>Tìm hiểu thêm: CẬP NHẬT MỚI NHẤT 6 CÔNG THỨC TÍNH LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2. Chế độ ốm đau được hưởng theo mức nào?
Có 4 mức độ mà người lao động sẽ được hưởng trong trường hợp gặp vấn đề ốm đau bao gồm:
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
- Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Nếu không nghỉ ngày nghỉ phép, người lao động có được hoàn tiền không?
3. Người lao động được hưởng quyền gì trong việc giải quyết chế độ ốm đau ?
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
- Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
- Đang hưởng lương hưu;
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
>>>>>Tìm hiểu thêm: Tạm ngừng việc vì COVID 19 – Doanh nghiệp trả lương thế nào hợp pháp, hợp lý?
4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động với chế độ ốm đau ?
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Văn phòng đại diện là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về văn phòng đại diện
Trên đây, chữ ký số EasyCa đã giúp bạn tìm hiểu về “Quy Định Tính Lương Khi Người Lao Động Nghỉ Ốm”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp chữ ký số phù hợp, tiện ích để hỗ trợ làm việc thuận tiện và hiệu quả hơn, thì chữ ký số EasyCA chắc chắn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
———————————
Liên hệ EasyCA ngay để được tư vấn phần mềm chữ ký số mới nhất
>>> MUA NGAY CHỮ KÝ SỐ EASYCA <<<
EasyCA là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chữ ký số HSM và USB Token hàng đầu thị trường. Quý chủ doanh nghiệp và anh chị kế toán có nhu cầu nhận tư vấn thêm về các sản phẩm chữ ký số của EasyCA có thể liên hệ trực tiếp:
Hotline: 1900 33 69– 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Website: https://easyca.vn
Bài viết liên quan
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO: Tình Trạng Giả Mạo Chữ Ký Số EasyCA Thông Báo Khách Hàng Gia Hạn
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO: Tình trạng giả mạo chữ ký số EasyCA thông báo khách hàng gia hạn Kính gửi: Quý khách hàng, Thời...
Đọc tiếpNhững Điều Cần Biết Về Chữ Ký Số Từ Xa EasyCA Remote Signing
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc ký kết và quản lý tài liệu trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ...
Đọc tiếpÝ Kiến Của VCDC Về Nhận Định Của Hiệp Hội Ngân Hàng Về Chữ Ký Số Và Dịch Vụ Chứng Thực Chữ Ký Số Công Cộng
Chữ ký số công cộng đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2009 và trở thành giải pháp xác thực an toàn...
Đọc tiếp